Khuôn đúc Gunpla Gunpla

Đối với dòng kit MG và PG thì rất hay có việc sử dụng chung khuôn thành hình để đúc ra những phiên bản kit khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp của Aile Strike Gundam và Strike Rouge Gundam, hai mô hình này sử dụng cùng một khuôn thành hình và chỉ là phiên bản khác màu của nhau mà thôi. Trường hợp khác như Wing Gundam Zero (bản Endless Waltz) và Wing Gundam Ver.Ka có những phần runner giống nhau và có thể thay thế part cho nhau.Việc sử dụng chung khuôn thành hình để đúc ra những sản phẩm khác nhau không phải là đặc trưng riêng của Gunpla mà còn thấy ở các loại mô hình khác. Một lý do của việc này là do chi phí chế tác khuôn thành hình cho Gunpla rất cao. Đối với một mẫu kit phổ thông thì việc tạo khuôn có thể tốn vài chục triệu en cho một kit, đối với những kit quy mô hơn thì số tiền này có thể lên đến cả tỷ en cho một khuôn đúc. Đối với dòng kit cũ ngày trước thì người ta dùng khuôn đúc bằng gỗ, còn ngày nay người ta thiết kế mô hình chính xác bằng Auto Cad, sau đó đúc thử nghiệm với phương pháp Rapid Protyping nên mô hình ngày càng chính xác nghiêm mật hơn, nhưng chi phí nhân công và chi phí thiết kế cũng như thời gian thì gần như không hề thay đổi.

Kỹ thuật chế tác khuôn đúc của Bandai được phát triển kể từ khi Bandai mua lại khuôn đúc và nhà xưởng của Imai Kagaku (tỉnh Shizuoka), một công ty sản xuất mô hình phá sản vào năm 1969. Trong bối cảnh nhiều loại mô hình khác được chuyển cứ điểm sản xuất ra bên ngoài Nhật Bản, đến những nơi như Trung Quốc thì riêng Gunpla vẫn giữ căn cứ địa là Nhật Bản. Trong các poster quảng cáo và hộp đựng mô hình Gunpla, Bandai luôn nhấn mạnh yếu tố "MADE IN JAPAN" như là một phương châm về chất lượng.Năm 2006, nhà xưởng sản xuất Gunpla của Bandai ở tỉnh Shizuoka chuyển địa điểm từ quận Shimizu sang quận Aoi và bắt đầu hoạt động với cái tên Bandai Hobby Center. Toàn thể cấu trúc của nhà xưởng cũng như đồng phục của nhân viên đều được thiết kế theo motif của Liên bang Địa cầu trong series Gundam. Nơi này cũng mở cửa đón nhận khách đến tham quan.

Các sự cố liên quan đến Gunpla

Tại Nhật, đã từng có thời kỳ trào lưu độ mô hình Gunpla rất thịnh hành. Trong đó có phong trào dùng lửa đốt hay dùng kim nung nóng để tạo cho mô hình Gundam vẻ bề ngoài hư hại như sau khi chiến đấu. Việc này dẫn đến nhiều vụ hoả hoạn vì bắt lửa với keo dán, hoá chất sơn mô hình. Trong thời gian cực thịnh của mình, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1982, cục chữa cháy Tōkyō đã xác nhận có 5 vụ hoả hoạn liên quan đến Gunpla và trong đó có vụ thiêu rụi và tử thương.Gunpla đã trở thành một hiện tượng xã hội tại Nhật, nó còn là món đồ bán kèm của nhiều loại thương phẩm khác nhau.

Các tác phẩm Manga có đề tài về Gunpla

Kể từ khi tạp chí Manga dành cho lứa tuổi nhi đồng là Comic Bonbon cho đăng tải series Manga về Gundam thì trào lưu này nở rộ do sự đón nhận nồng nhiệt của đọc giả. Sau đó tạp chí này còn đăng tải dài kỳ series "Plamo Kyōshirō" với đề tài độ Gunpla để chiến đấu. Hai mẫu Gunpla chính trong Manga cũng đã được dựng thành phiên bản mô hình cấp MG sau khi bộ Manga kết thúc.

Dưới đây là danh sách các bộ Manga có đề tài về Gunpla

  • Plamo Kyōshirō
  • Shin Plamo Kyōshirō
  • Haipā Senshi Gandam Yakyū
  • Gunpla Kōshien
  • Gunpla Musashi
  • Takumi no Gunpla Retsuden